1- TỦ ĐIỆN PHÂN PHỐI TỔNG
1- Tổng quan:
– Tủ điện phân phối là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng nào, Tủ sử dụng để cung cấp và bảo vệ nguồn điện phân phối tổng cho nhà máy, đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành.
– Tủ điện phân phân phối được chia thành 2 loại là Tủ điện phân phối tổng (MSB) và Tủ điện phân phối (DB)
1.1- Tủ điện phân phối MSB:
– Tủ MSB (Main Distribution Switchboard) là loại tủ được lắp đặt ngay sau các trạm hạ thế (từ 15kV xuống 380VAC), chức năng chính của tủ là đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải. Dòng điện định mức có thể đến 6300A. Tủ điện được thiết kế nhiều ngăn, mỗi ngăn tủ được thiết kế với chức năng riêng biệt như: ngăn chứa ACB/MCCB tổng, ngăn chứa các MCCB/MCB ngõ ra tải, ngăn chứa tụ bù, ngăn chứa khối chuyển nguồn ATS, giám sát từ xa thông qua GPRS…. Tủ điện được thiết kế và lắp ráp theo tiêu chuẩn IEC60439-1, áp dụng cấp bảo vệ IP42 cho tủ đặt trong nhà và IP54 cho tủ đặt ngoài trời.
– Tủ điện phân phối tổng được sử dụng trong các mạng điện hạ thế và là thành phần quan trọng nhất trong mạng phân phối điện. Tủ điện này được lắp đặt tại phòng kỹ thuật điện tổng của các công trình công nghiệp như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, trường học, cảng, Nó được đặt sau các trạm hạ thế và trước các tủ điện phân phối (DB).
1.2- Tủ điện phân phối DB:
– Tủ DB (Distribution Board) là tủ phân phối được sử dụng trong các mạng điện hạ thế. Vị trí của tủ thường là sau các tủ phân phối tổng (MSB) tại các nút. Dòng điện định mức có thể đến 1000A, cung cấp điện cho 1 nhóm thiết bị hoặc thiết bị đầu cuối (máy bơm, động cơ, máy móc…). Nó là loại tủ nhỏ nhất, nó đặt gần các phụ tải, bên trong tủ chỉ bao gồm MCB/RCCB, đèn báo pha, cầu chì. Một số tủ đặc biệt có gắn đồng hồ kWh, Amper kế, Volt kế, bảo vệ mất pha, tụ bù…
– Tủ phân phối DB thường lắp đặt tại phòng vận hành của các công trình công nghiệp, nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, chung cư…
2- TỦ ĐIỆN TỰ ĐỘNG CHUYỂN NGUỒN(ATS)
1- Tổng quan:
– Tủ ATS là thiết bị để chuyển đổi nhiều nguồn điện.
+ nguồn Lưới hoặc nguồn Lưới với nguồn Máy phát.
+ Thường có chế độ vận hành là: Tự động(Auto) và bằng tay(Man) .
2- Thông số kỹ thuật:
– Tủ có công suất từ 100A-6300A.
– Tùy theo từng loại công suất và yêu cầu về độ an toàn mà có nhiều dạng form tủ.
– Thiết bị đóng cắt: Có thể dùng một trong 2 loại thiết bị sau.
+ Sử dụng Contactor, ACB
+ Bộ chuyển mạch như: OSUNG, SOCOMEC, SCHNEIDER,..
– Bộ điều khiển: Có thể dùng một trong 2 loại thiết bị sau.
+ Điều khiển bằng logo Zen hay PLC.
+ Điều khiển bằng mạch điện tử: Osemco, MCU-ATS,..
3- TỦ TỤ BÙ HẠ THẾ
1- Tổng quan:
– Tủ tụ bù có chức năng so sánh độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện với giá trị cài đặt (thông thường 0.85-0.950) để tự động đóng cắt tụ bù cho đến khi đạt được trị số như yêu cầu và giữ hệ số công suất quanh giá trị cài đặt.
2- Thông số kỹ thuật:
– Thiết kế cho phép lắp đặt trong nhà và ngoài trời, có thể hoạt động kết hợp với tủ MSB hoặc độc lập.
– Bù chính xác với sai số thấp, bù từng cấp, giảm số lần đóng cắt.
– Lắp đặt các loại tủ bù khác như bù nền, bù tập trung, bù phân đoạn, bù bán tụ động tùy theo yêu cầu.
– Bộ điều khiển bù tự động(APFC), tụ bù luôn được tính toán kĩ lưỡng và lựa chọn hợp lý để thõa mãn các thông số của khách hàng.
– Sử dụng cuộn kháng điện để giảm dòng khởi động khi đóng cắt tụ bù hoặc sử dụng thiết bị khác tùy yêu cầu khách hàng
3- TỦ ĐIỀU KHIỂN(MCC PANEL)
1- Tổng quan:
– Tủ điện điều khiển động cơ MCC (Motor Control Center)
+ Dùng để điều khiển, giá sát và bảo vệ động các động cơ điện.
+ Điều khiển và giám sát các thiết bị: Các loại Vale điện, đồng hồ nhiệt độ, đồng hồ áp suất,….
– Chúng có thể điều khiển trực tiếp bằng nút nhấn hoặc thông qua các thiết bị trung gian: Logo, PLC, Màn hình HMI, Phần mềm Scada,…
2- Thông số kỹ thuật:
– Thiết bị được lắp trong tủ
+ Vỏ tủ tùy theo thiết bị mà kích thước và hình dạng khác nhau.
+ Thiết bị đóng cắt trực tiếp tải: MCCB, Contactor, Relay nhiệt, khởi động mềm, Biến Tần,…
+ Thiết bị điều khiển trung gian: Nút nhấn, Logo, PLC, Màn hình HMI, Phần mềm Scada,..