Tủ điện công nghiệp có chức năng gì trong cuộc sống hiện đại? Ý nghĩa và phạm vi ứng dụng cấp bảo vệ IP trong quá trình thiết kế tủ và sản xuất tủ điện.
Cuộc sống ngày càng hiện đại, các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, chung cư, cao ốc,… ngày mọc lên càng nhiều. Các thiết bị phụ tải ngày càng được mở rộng và đa dạng về chủng loại, theo đó việc cung cấp điện và kiểm soát chúng một cách khoa học và hợp lý. Tủ bảng điện ra đời là nơi dùng để lắp đặt các thiết bị đóng cắt điện, thiết bị điều khiển và là đầu nối phân phối điện cho toàn bộ công trình. Thiết bị còn được sử dụng với mục đích cách ly các thiết bị điện với con người nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành và sử dụng điện. Công ty TNHH kỹ thuật tự đông Phúc Thịnh là đơn vị chuyên cung cấp các loại tủ điện công nghiệp uy tín – chất lượng – giá cả tốt được rất nhiều các doanh nghiệp, xí nghiệp, nhà xưởng,… tín nhiệm và sử dụng dịch vụ của cúng tôi. Với trang thiết bị máy móc hiện đại, quy mô nhà xưởng lớn Công ty đáp ứng được tất cả các yêu cầu của các đơn hàng cho các công ty trong nước và cả các công ty nước ngoài đang xây dựng tại Việt Nam.
Bài viết sau đây Phúc Thịnh sẽ giới thiệu sâu hơn về công dụng, chức năng, cấp độ IP và cũng như phạm vi ứng dụng của tủ điện công nghiệp trong cuộc sống.
Tủ điện công nghiệp là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong các công trình hiện nay. Là nơi dùng để chứa/đựng các thiết bị/bảng thiết bị điện: Công tắc, cầu giao, biến thế, biến áp,… ở trong các công trình xây dựng như: nhà máy, xí nghiệp, trường học, trung tâm thương mại, chung cư, khu chế biến,….thông thường tủ có hình chữ nhật hoặc hình vuông tùy theo vị trí và mục đích của ngươi sử dụng. Tủ được dùng làm nơi để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện, thiết bị điều khiển điện, còn là nơi để đấu nối, phân phối điện cho công trình, đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng trong quá trình vận hành thiết bị.
Tủ được làm từ tấm kim loại hoặc Composit, với kích thước và độ dầy khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng, trong các ứng dụng thông thường thì tủ điện được sơn tĩnh điện trơn hoặc nhăn với các màu sắc khác nhau tùy theo lĩnh vực sử dụng hoặc yêu cầu của các nhà thiết kế. Tủ còn được chia làm hai loại chính: Tủ điện ngoài trời (thiết kế theo dạng cánh chìm để đảm bảo độ bền cho tủ cũng như bảo vệ được các thiết bị bên trong chống nước, bụi bẩn và các ảnh hưởng khác từ môi trường khắc nghiệt từ bên ngoài), tủ điện trong nhà (thường được thiết kế dạng cánh nổi, vì môi trường hoạt động ở trong nhà không chịu tác động quá nhiêu bởi nước, không khí và các vật chất khác).
Cấp bảo vệ IP của tủ điện công nghiệp.(IP viết tắt của từ Ingress Protection)
Cấp bảo vệ IP của tủ điện có thể hiểu là khả năng chông lại sự xâm nhập của vật thể, bụi bẩn và chất lỏng (nước) của vỏ tủ điện vào trong tủ, nếu sự xâm nhập của nước, vật thể và bụi bẩn vào trong các thiết bị điện thì sẽ là ảnh hưởng đến hoạt động, tuổi thọ của thiết bị đôi khi còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người sử dùgj thiết bị.
Đối với môi trường có nhiều bụi bẩn và hơi nước thì cúng ta cần phải lựa chọn cấp bảo vệ IP của tủ càng cao thì khả năng bảo vệ thiết bị trước các tác nhân gây hại như nước và bị bẩn càng lớn để tránh hiện tượng bụi bẩn bám vào các hệ thống tiếp điểm của các thiết bị gây ra sự cố mất điện không đáng có. Thông thường cấp độ IP của tủ điện có 2 hoặc 3 chữ số đi kèm sau -IPxyz.
- X – Chữ số thứ nhất: Thể hiện khả năng của vỏ tủ chống lại sự xâm nhập của vật liệu, đối tượng rắn (bụi bẩn, va đập,..) trực tiếp vào các thiết bị trong tủ.
- Y – Chữ số thứ hai: Thể hiện khả năng của vỏ tủ chống lại sự xâm nhập của chất lỏng (nước) vào các thiết bị trong tủ.
- Z – Chữ số thứ ba: Thể hiện khả năng của vỏ tủ chống lại sự xâm nhập của động cơ khí,.. vào trong các thiết bị trong tủ.
Ví dụ: Tủ điện có chỉ số IP 66:
– Số 6 đầu tiên nghĩa là bảo vệ thiết bị khỏi các vật thể bất kể kích thước nào lọt vào trong.
– Số 6 thứ hai nghĩa là bảo vệ thiết bị khỏi các tia nước áp lực cao bắn vào tủ.
Ý nghĩa của từng chữ số đứng sau IP – IPxyz.
X – Chữ số thứ nhất: – Bảo vệ khỏi các vật thể, bụi bẩn, chất rắn.
- 0 – Không bảo vệ,
- 1 – Bảo vệ chống lại các vật rắn có kích thước lên đến 50mm,
- 2 – Bảo vệ chống lại các vật rắn có kích thước lên đến 12 mm,
- 3 – Bảo vệ chống lại các vật rắn có kích thước trên 2,5 mm,
- 4 – Bảo vệ chống lại các vật rắn có kích thước trên 1 mm,
- 5 – Bảo vệ chống lại các hạt bụi,
- 6 – Chống bụi hoàn toàn.
Y – Chữ số thứ hai: – Bảo vệ khỏi các chất lỏng.
- 0 – Không bảo vệ,
- 1 – Bảo vệ chống lại các giọt nước rợi thẳng đứng,
- 2 – Bảo vệ chống nước phun trước tiếp với góc lên tới 15 độ,
- 3 – Bảo vệ chống nước phun trước tiếp với góc lên tới 60 độ,
- 4 – Bảo vệ chống nước phun từ mọi hướng, trong giới hạn cho phép,
- 5 – Bào vệ chống lại áp lực nước thấp từ mọi hướng, trong giới hạn cho phép,
- 6 – Bảo vệ chống lại áp lực nước cao mọi hướng,
- 7 – Bảo vệ chống lại việc ngâm trong nước từ 15cm đến 1m,
- 8 – Bảo vệ chống lại việc ngâm trong nước trong thời gian dài dưới áp lực.
Z – chữ số thứ ba: – Bảo vệ khỏi các tác động cơ khí.
- 0 – Không bảo vệ,
- 1 – Bảo vệ chống lại tác động của 0.225Jun, (vd: một vật nặng 150g rơi từ độ cao 15 cm).
- 2 – Bảo vệ chống lại tác động của 0.357Jun, (vd: một vật nặng 150g rơi từ độ cao 15 cm).
- 3 – Bảo vệ chống lại tác động của 0.5Jun, (vd: một vật nặng 250g rơi từ độ cao 20 cm).
- 4 – Bảo vệ chống lại tác động của 2.0Jun, (vd: một vật nặng 500g rơi từ độ cao 20 cm).
- 5 – bảo vệ chống lại tác động của 6.0Jun, (vd: một vật nặng 1.5kg rơi từ độ cao 40 cm).
- 6 – Bảo vệ chống lại tác động của 20.0Jun, (vd: một vật nặng 5kg rơi từ độ cao 40 cm).
Phạm vi ứng dụng của một số cấp độ IP:
– IP31 – Vỏ tủ được bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vật thể có kích thước > 2.5 mm, và bảo vệ chống lại sự xâm nhập của giọt nước rơi từ trên xuống theo phương thẳng đứng.
– IP42 – Vỏ tủ được bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vật thể có kích thước >1 mm, và bảo vệ chống lại sự xâm nhập của giọt nước rơi từ trên xuống theo phương thẳng đứng và nghiêng. Được sử dụng nhiều cho hệ thống tòa nhà, nhà máy công nghiệp nhẹ,…
– IP54 – Các loại vỏ tủ điện IP54 được sử dụng trong nhà và ngoài trời, nó cung cấp mức độ bảo vệ chống chịu được bụi và mưa gió, nước bắn vào và dòng nước định hướng, vòi nước và không bị hư hại bởi sự hình thành của băng tuyết bao phủ. Được sử dụng nhiều cho hệ thống tủ điện ngoài trời, tủ điện cho hạ tầng các khu công nghiệp, trạm kiosk,…, hệ thống phòng sạch và các dự án công nghiệp nặng như xi măng. than khoáng sản, lọc hóa dầu,..
– IP65 – Vỏ tủ điện IP 65 được sử dụng trong nhà và ngoài trời, cung cấp mức độ bảo vệ chống lại, gió bụi, mưa, nước bắn và dòng nước định hướng, vòi phun và không bị hư hại bởi sự hình thành của băng bao phủ. Được sử dụng nhiều cho ngành công nghiệp hóa chất, tàu thủy…
Việc lựa chọn cấp bảo vệ IP của tủ điện phụ thuộc vào nhu cầu, tính chất của từng dự án và đặc biệt là môi trường xung quanh để đảm bảo cho các thiết bị trong tủ điện làm việc ổn định, tin cậy trong môi trường của từng dự án cụ thể. Nếu chúng ta lựa chọn cấp bảo vệ IP cho tủ điện không phù hợp sẽ dẫn đến hiệu năng của thiết bị kém ổn định và giảm tuổi thọ của tủ điện.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn và báo giá tốt nhất:
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN PHÚC THỊNH
Hotline: 0906.917.486
Email: info@ptautomation.com.vn
Website: www.tudienphucthinh.com www.ptautomation.com.vn .
Phúc Thịnh rất hân hạnh được phục vụ quý khách!