Nhu cầu lắp đặt tủ điện công nghiệp ngày càng tăng cao. Việc lắp đặt còn phải tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của tủ điện cần thiết kế và cách lắp đặt cần thiết như sau:
+/ Cần tính toán chính xác thông số kỹ thuật để lựa chọn các thiết bị
Tủ điện cần xác định số lượng phụ tải, số nhánh cần phân phối để tính toán giá trị của aptomat, dây dẫn,…phần giá trị này sẽ cân đối giữa các bài toán kỹ thuật về kinh tế, không lựa chọn giá trị thiết bị quá cao so với mức cần thiết bởi sự ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm.
+/ Sơ đồ bố trí thiết bị, nguyên lý hoạt động
Có rất nhiều vai trò thực sự rất quan trọng trong quá trình sản xuất và tủ điện công nghiệp cần thiết kế đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết để có được những tối ưu giảm đi vật tư, giá thành, kết cấu sản phẩm.
Khi thiết kế tủ điện công nghiệp thì cần lưu ý đến quá trình mở rộng hay sự thay đổi của hệ thống thiết bị trong tương lai. Thiết kế được chú trọng và kiểm tra kỹ lưỡng để nhằm tránh xảy ra những sai sót việc khi đã hoàn thành các công đoạn tiếp theo dẫn tới việc phải làm toàn bộ quá trình từ đầu.
Một số lưu ý khi lắp đặt tủ điện công nghiệp
- Khi nói về đấu nối hay lắp ráp tủ điện cần chú ý những điểm: Điện áp vào,…và phân biệt được tủ đó loại gì, nắm được chút về hệ thống.
- Hệ thông điện được chia ra làm 3 khối chung
1/ Khối cấp nguồn
2/ Khối điều khiển (Các relay bảo vệ,…)
3/ Khối chấp hành (máy cắt, dao cách ly,…)
Phần nguồn thì bạn nên chú ý những điểm sau
- Thiết bị bảo vệ: Aptomat, cầu chì,….
- Thiết bị đo lường: Công tơ, đồng hồ Voltage, đồng hồ Ampere,…
- Thiết bị chuyển đổi: CT, Sunrelease,…
- Thiết bị điều khiển giàm sát: Relay,…
- Quan tâm đến các thiết bị phụ khác như Relay trung gian,…
Nếu là tủ điện điều khiển và bảo vệ thì phải chú ý các điểm sau:
- Thiết bị điều khiển bảo vệ (chính): Relay
- Thiết bị đo lường
- Thiết bị kết nối (dùng điều khiển từ xa đăng kí từ máy tính,…) Swith mang, hệ thống chuyển đổi kết nối,…
Hãy gọi ngay: 0869 158 085 để được kỹ sư tư vấn trực tiếp!